Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Quy trình niềng răng như thế nào và có phức tạp không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ khi có ý định niềng răng hiện nay. Thông thường, thời gian niềng răng kéo dài từ 18-24 tháng tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ trải qua các bước khác nhau. Cụ thể các bước niềng răng sẽ được thực hiện như dưới đây.


Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Niềng răng để đạt hiệu quả cao nhất thì quá trình niềng răng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, quy trình này thường được diễn ra theo các bước như dưới đây nhằm giúp cải thiện tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

- Bước 1: Khám, tư vấn và chụp X quang răng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng do bác sĩ thực hiện. Khi bệnh nhân đến nha khoa, bác sĩ sẽ khám răng và chụp X-quang để tư vấn. Kết hợp với việc thăm khám răng miệng, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Cụ thể là răng bị thưa, hô, móm, vẩu, móm, lệch lạc… hay bất kỳ vấn đề nào khác.

Đồng thời, tại bước này bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng loại mắc cài phù hợp nhất. Sau khi phân tích cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra mức giá chi tiết và chính xác nhất để bệnh nhân lựa chọn.

- Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Khi bệnh nhân đồng ý niềng răng và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và di chuyển răng của bệnh nhân. Từ phác đồ này, bệnh nhân sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng.

Đồng thời, ở bước này, bác sĩ cũng sẽ cho người bệnh biết có cần thực hiện thêm thủ thuật nào hay không. Vì có một số trường hợp phải nhổ răng nên bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của răng mà tư vấn. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và chuẩn bị thiết kế mắc cài.

- Bước 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi tiến hành lấy dấu hàm bằng thạch cao, mẫu thạch cao này sẽ chuyển đến bộ phận chuyên thiết kế mắc cài và thiết kế sao cho phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Thời gian này thường rất nhanh chỉ khoảng 1 tuần là hoàn thành.

- Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài

Lấy dấu hàm xong, bác sĩ sẽ hẹn lịch gắn mắc cài với bệnh nhân. Lúc này, các bạn sẽ quay lại và tiến hành gắn mắc cài lên răng là hoàn tất bước này.

- Bước 5: Tái khám định kỳ

Thông thường, cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất.

- Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình niềng răng mà bạn cần chú ý. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chính xác để có kết quả tốt nhất. Bởi tuy răng đã về vị trí chuẩn nhưng cần phải đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa. Khi đó răng mới có thể cố định và đẹp.

Như vậy là hoàn tất quá trình niềng răng, bạn sẽ sở hữu ngay cho mình hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn.


Một số điều cần biết trước khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp đòi hỏi sự kiên trì của người thực hiện với thời gian khá dài. Do đó, trước khi niềng răng các bạn cần lưu ý:

- Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Với những trường hợp răng mọc không đều như hô, móm, khấp khểnh, thưa, lệch lạc, sai khớp cắn… Niềng răng là phương pháp hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp. Không những thế, niềng răng còn mang tới nhiều ưu điểm như:

+ Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

+ Cải thiện chức năng ăn nhai của răng được tốt hơn.

+ Điều chỉnh khớp cắn đều đẹp hơn

+ Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt

+ Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng

Theo các chuyên gia, độ tuổi niềng răng phù hợp nhất là từ 12 – 18 tuổi. Lúc này răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn. Đồng thời, vị trí răng đã được xác định và xương hàm đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, niềng răng ở độ tuổi này sẽ giúp rút ngắn thời gian đeo niềng và tỷ lệ thành công cao hơn.

Ở độ tuổi này vẫn có thể tiến hành niềng răng nhưng thời gian sẽ lâu hơn. Do lúc này xương hàm đã ngừng phát triển và răng di chuyển chậm hơn.

- Các phương pháp niềng răng

Hiện nay, phương pháp niềng răng gồm có niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Với mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay mà các bạn có thể tham khảo.

+ Niềng răng mắc cài kim loại

+ Niềng răng mắc cài sứ

+ Niềng răng mắc cài mặt trong

+ Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc

+ Niềng răng không mắc cài

Thông thường, mỗi phương pháp niềng răng sẽ có một mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá niềng răng tại Iway Club mà bạn có thể tham khảo.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ về quy trình niềng răng. Vậy còn chờ gì nữa nếu bạn đang có ý định niềng răng. Liên hệ ngay để được tư vấn và thăm khám miễn phí.

0コメント

  • 1000 / 1000